Người bị bệnh dạ dày: Do nhân sâm có tình hàn nên những người hay bị đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, viêm dạ dày và ruột cấp tính không nên sử dụng nhân sâm để tránh làm nặng thêm các triệu chứng trên.
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết: Nhân sâm giúp bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, từ đó huyết càng hưng vượng, như vậy càng khó làm giảm tình trạng xuất huyết và đau dạ dày.
Người bị bệnh gan mật cấp tính: Nếu uống nhân sâm sẽ lại trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, khiến chứng bệnh càng nặng thêm.
Người bị lao, giãn phế quản, ho ra máu: Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng khiến hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.
Người bị cảm mạo, phát sốt: Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, không tốt trong quá trình trị liệu, kéo dài bệnh tình.
Những người có bệnh về hệ miễn dịch: Những người bị các bệnh tự thân miễn dịch như mụn nhọt, ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, bệnh cứng da,… không nên dùng nhân sâm.
Người cao huyết áp: Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống.
Người bị di tinh, bị xuất tinh sớm: Nhân sâm có tác dụng như sex hormon, nâng cao cơ năng sinh dục. Những người bị di tinh và xuất tinh sớm thường sẽ rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, do đó dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Những người đang gặp phải các tình trạng sức khoẻ nêu trên tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm để tránh làm nặng thêm bệnh lý. Tuy nhân sâm là một loại cổ dược nâng cao sức khoẻ, nhưng điều đặc biệt là chúng không sử dụng được cho mọi đối tượng. Hãy thận trọng khi dùng nhân sâm và nên sử dụng chúng đúng cách để sức khoẻ luôn được tốt nhất.